Khám phá nguyên tắc hoạt động của cảm biến ánh sáng đèn đường
Về cơ bản, công tắc cảm biến ánh sáng được phân làm 3 loại đó là: Photoresistor (LDR), Photodiodes và Phototransistors. Với mỗi loại sẽ có cấu tạo khác nhau nên chúng cũng có nguyên lý hoạt động riêng. Hầu hết cả 3 loại này đều được sử dụng cho các dòng đèn đường. Vậy nguyên tắc hoạt động của cảm biến ánh sáng đèn đường này là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới!
Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của cảm biến ánh sáng đèn đường
Như đã đề cập trước đó, công tắc cảm biến sẽ được phân làm 3 loại và mỗi loại sẽ có nguyên tắc riêng, vì vậy chúng tôi cũng sẽ cung cấp thông tin theo trình tự này để giúp độc giả có những cái nhìn khách quan và chi tiết hơn.
Photoresistor (LDR) - điện trở phụ thuộc ánh sáng
Đây là công tắc phổ biến và thông dụng nhất trên thị trường. Sản phẩm sử dụng cơ chế cảm quang từ một chất bán dẫn có tên gọi là chất cảm quang để có thể cảm biến được độ sáng của môi trường xung quanh.
Cách thức hoạt động của điện trở phụ thuộc ánh sáng LDR
Chất này có tên gọi là tế bào cadmium sulfide, chúng rất nhạy với ánh sáng có cường độ gần với tia hồng ngoại nên chúng có thể cảm ứng được lượng ánh sáng được tiếp xúc, từ đó dựa vào cường độ cao thấp của chùm sáng để có thể tạo ra tự động bật tắt. Đây chính là nguyên lý của các mẫu công tắc cảm biến dành cho đèn đường.
Công tắc cảm biến ánh sáng bật tắt đèn đường và các lợi ích không tưởng
Nguyên tắc hoạt động của cảm biến ánh sáng đèn đường Photodiodes
Photodiodes được làm từ các vật liệu quen thuộc đó là gecmani và bán dẫn silicon. Ngoài ra, các bộ lọc quang học hay kính tích hợp và diện tích bề mặt cũng tham gia vào cấu tạo của loại cảm biến này.
Đèn đường Philips RLCT 100W cao cấp
Theo như lý thuyết, Photodiode sẽ có cách thức hoạt động vô cùng đơn giản, chỉ việc dựa vào hiệu ứng quang điện ở bên trong để chúng điều khiển độ sáng của đèn. Điều này có nghĩa là khi có một chùm sáng nào đó chiếu vào, các hạt electron sẽ bị nới lỏng tạo cơ hội cho dòng điện chạy qua. Khi ánh sáng càng mạnh, dòng điện cũng sẽ được tăng cường từ đó hình thành cơ chế cảm biến tự động. Với cơ chế này, rõ ràng chúng có tính chính xác cao hơn.
Cách thức hoạt động của Phototransistors ra sao?
Phototransistors được ví như phiên bản cực đại của photodiode bởi lẽ chúng cũng có cách thức hoạt động tương tự nhưng sự khuếch đại cao hơn từ đó dẫn đến độ nhạy ánh sáng cũng được tăng hơn.
Khám phá cơ chế hoạt động của các loại cảm biến ánh sáng
Như vậy với mỗi loại cảm biến sẽ có những cách thức hoạt động riêng biệt. Nhưng về cơ bản nguyên tắc hoạt động của cảm biến ánh sáng đèn đường đơn giản là dựa vào việc cảm biến độ mạnh, cường độ của ánh sáng môi trường bên ngoài để dẫn đến cơ chế tự động bật tắt đèn. Truy cập ngay website https://dennangluong.net/ hoặc liên hệ hotline 0976.568.346 để mua sản phẩm với giá tốt nhất bạn nhé!
Tính ưu việt của hệ thống đèn đường thông minh không phải ai cũng biết